Phun xăm chân mày: Tưởng đơn giản mà tiềm ẩn vô vàn hiểm họa khôn lường
https://www.kinhnghiemthammy.net/2020/05/phun-xam-chan-may-tuong-on-gian-ma-tiem.html
Nhiều chị em tưởng rằng phun xăm chân mày chỉ là thủ thuật đơn giản nhưng thực tế người bệnh có thể bị nhiễm trùng, lây các bệnh truyền nhiễ, dị ứng thuốc... thậm chí là tử vong.
Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Tạo hình - Thẩm mỹ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, phun xăm lông mày là phương pháp dùng các mũi kim nhỏ đưa một lượng mực hóa chất trực tiếp vào lớp thượng bì trên da.
Thực tế các chị em vẫn cho rằng phun xăm chân mày là thủ thuật đơn giản, an toàn chỉ đau nhẹ rồi thôi. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ ra hai rủi ro thường gặp của thủ thuật phun xăm chân mày. Biến chứng về mặt thẩm mỹ như xăm xấu, để lại sẹo và về mặt y tế như nhiễm trùng, lây các bệnh truyền nhiễm, Dị ứng, số phản vệ...
Tróc da, để lại sẹo
Phun xăm chân mày sử dụng mũi kim cấy mực trực tiếp vào da, có thể để lại seo. Nhiều người sau khi phun xăm chân mày bị sưng cho rằng do không kem khiêng cẩn thận, ăn phải các loại thực phẩm gây sưng. Tuy nhiên, bác sĩ khẳng định chưa có bằng chứng khoa học liên quan đến việc ăn các loại thực phẩm sẽ bị sẹo. Do đó, những người có cơ địa sẹo lồi nên cân nhắc việc thẩm mỹ phun xăm.
Một ca xăm chân mày hỏng
Một số trường hợp sau khi xăm bị tróc da kéo dài nhiều tháng, nhiều năm dẫn tới lạm dụng phun xăm nhiều lần trong thời gian ngắn dễ dẫn tới trơ da, không ăn mực, buộc phải xóa xăm để lại sẹo vĩnh viễn.
Nhiễm trùng vết phun xăm
Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, quy trình thực hiện phun xăm không đảm bảo an toàn, dụng cụ vệ sinh kém, môi trường nhiều bụi bẩn... có thể gây nhiễm trùng vết thẩm mỹ. Chị em sau khi xăm chân mày nếu nhận thấy các biểu hiện sưng, tấy đỏ sau vài tiếng kéo dài nhiều ngày rất có thể vết xăm đã bị nhiễm trùng. Nếu vết phun sưng nhiều ngày liền không có dấu hiệu thuên giảm, mọc các nốt mụn, tụ mủ... là dấu hiệu nhiễm khuẩn cấp, chị em cần nhập viện để được điều trị sớm.
Lây các bệnh truyền nhiễm
Vì phun xăm phải xâm lấn trực tiếp vào da, có thể gây chảy máu nên tiềm ẩn nhiều rủi ro khi dụng cụ thực hiện thủ thuật không đảm bảo vệ sinh. Máy móc, vật dụng, kim trong quá trình phun xăm được dùng đi dùng lại với nhiều người, không được thay mới hay khử trùng đúng cách sẽ là nguồn lây nhiễm một số bệnh như viêm gan siêu vi, HIV/AIDS, các bệnh lây lan qua đường máu…
Virus gây bệnh cũng có thể lây từ những người trực tiếp thực hiện phun xăm cho bệnh nhân. Nguy cơ mắc bệnh rất cao khi chị em thực hiện phun xăm thẩm mỹ tại các cơ sở spa nhỏ lẻ, thiếu thốn cơ sở vật chất.
Dị ứng, ngộ độc với mực xăm, thuốc
Để phun xăm, nhân viên thẩm mỹ phải cấy trực tiếp lượng chất tạo màu vào chân mày, tiềm ẩn nguy cơ dị ứng với mực xăm. Hầu hết các loại mực xăm có trên thị trường đều chứa các chất độc hại. Những sản phẩm sản xuất ở Âu Mỹ, hoặc chiết xuất từ thành phần thảo mộc thường ít gây tác dụng phụ hơn nhưng do giá thành cao nên ít được sử dụng. Vì lợi nhuận, không ít cơ sở thẩm mỹ bất chấp sử dụng các loại mực xăm xuất xứ không rõ ràng, có nguồn gốc từ Trung Quốc, không đảm bảo chất lượng, tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng, nhiễm trùng.
Không chỉ mực xă, khách hàng còn phải đối mặt với nguy cơ dị ứng, sốc thuốc. Trước khi tiến hành phun xăm, nhân viên thẩm mỹ sẽ tiêm thuốc gây tê cho khách hàng. Sau khi thực hiện thủ thuật, khách hàng cũng được dùng thuốc chống sưng, giảm đau...
Các loại thuốc này dù được đưa vào cơ thể với lượng nhỏ đều có thể gây dị ứng, thậm chí gây phản ứng sốc phản vệ. Nếu dùng thuốc với liều mạnh có thể dãn đến ngộ độc máu hoặc hệ tiêu hóa... các trường hợp này vô cùng khẩn cấp, nếu không được xử trí kịp thời, người bệnh có thể mất mạng. Nhân viên thẩm mỹ ngoài yêu cầu về tay nghề phun xăm còn phải được đào tạo về kiến thức sơ cứu bệnh nhân trong trường hợp có sự cố xảy ra.
Bác sĩ khuyến cáo, người có cơ địa dị ứng, đặc biệt da mẫn cảm nên cân nhắc kỹ lưỡng nếu có ý định phun xăm thẩm mỹ. Trước khi tiến hành phun xăm chân mày, hãy yêu cầu nhân viên thẩm mỹ thử kim, đo huyết áp, thử mực trên da. Khi các bước kiểm tra cho kết quả an toàn mới được phép thực hiện.
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo, phun xăm là phương pháp làm đẹp xâm lấn trực tiếp vào da, có gây chảy máu. Do đó, chị em có nhu cầu làm đẹp nên lựa chọn làm đẹp ở những cơ sở thẩm mỹ uy tín, được cấp phép. Nhân viên thẩm mỹ có tay nghề cao, dịch vụ đã được kiểm định an toàn.
Theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016, các cơ sở đăng ký dịch vụ liên quan đến hoạt động phun, xăm, thêu trên da, nhân sự làm việc ở các cơ sở này ngoài chứng nhận, chứng chỉ hành nghề phun, xăm, thêu trên da, còn phải có giấy chứng nhận đã được tập huấn về phòng, chống lây nhiễm các bệnh qua đường máu, dịch sinh học. Người làm nghề phun xăm phải được tập huấn và có giấy chứng nhận tương tự giấy phép chứng chỉ nghề của Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp cho ngành phun xăm thẩm mỹ.
Những hình ảnh phun xăm chân mày "lỗi" khiến chị em khóc thét