Ca phẫu thuật hàm làm thay đổi số phận của cô gái
https://www.kinhnghiemthammy.net/2019/02/ca-phau-thuat-ham-lam-thay-doi-so-phan.html
Không chỉ tác động đến thẩm mĩ khuôn mặt, hàm móm còn ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nhai và giọng nói. Do vậy, chị Hoàng Thị Sang (28 tuổi, nhân viên kế toán, Tp. HCM) đã quyết định đi phẫu thuật thẩm mĩ với tổng chi phí gần 200 triệu.
Chị Sang chia sẻ: “Trước đây mình bị móm, mũi tẹt, mắt một mí, da mặt nổi nhiều mụn trông rất xấu xí. Mọi người thường nói mình là móm sọm, cằm dài, khiến mình rất tự ti không dám đi đâu, không dám gặp gỡ bất kỳ ai”.
Gương mặt của chị Sang trước và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. |
Để thay đổi diện mạo, chị đã phẫu thuật thẩm mĩ chỉnh hàm móm, trượt hàm, nâng mũi, cắt mí mắt và cấy mỡ mặt. Chị Sang cũng chia sẻ, để có làn da như hiện tại, chị cũng đã tìm hiểu các phương pháp trị mụn hiệu quả.
Chị Sang cho biết, khi lựa chọn phẫu thuật thẩm mĩ, chị cũng sợ đau, sợ sau này có biến chứng hoặc sau phẫu thuật không đẹp như ý. Nhưng ý nghĩ không thể cả đời sống lủi thủi một mình như vậy, bởi ngay cả người thân trong họ hàng cũng nhìn chị bằng ánh mắt khác người lại là động lực để chị quyết định phẫu thuật thẩm mĩ, để chị mạnh mẽ vượt qua tất cả bước lên bàn mổ.
Nhìn từ góc nghiêng, gương mặt chị hoàn toàn không còn bị lẹm cằm. |
Do không tiếp xúc với nhiều bạn bè nên chị gặp khó khăn trong việc tham khảo ý kiến người thân. Chị đã lên mạng tự tìm hiểu các phương pháp, công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ. Chị Sang cho biết, thậm chí chị cũng không dám đến thẩm mỹ viện để thăm khám hay tư vấn vì lo sợ bác sỹ nói rằng gương mặt chị không thể khắc phục được. Bên cạnh đó, chị cũng rất sợ các biến chứng về sau, đặc biệt là lúc trái gió trở trời gương mặt sẽ đau nhức.
Nghĩ đến khuôn mặt xinh đẹp sau khi phẫu thuật thẩm mĩ, chị lại động viên bản thân vượt qua nỗi sợ để đến buổi tư vấn của bác sỹ. Chị tâm sự: “Lúc nghe bác sỹ nói trường hợp của mình có thể cải thiện được mình rất hạnh phúc, hy vọng lại le lói trong mình. Trước khi phẫu thuật mình cũng lo lắm, mấy ngày đều mất ăn mất ngủ vì bác sỹ bảo mình đây là một ca đại phẫu khó”.
Phẫu thuật thẩm mĩ chỉnh hàm móm, trượt hàm, nâng mũi, cắt mí mắt, chị đều thực hiện trong một lần. Sau đó, chị cấy mỡ mặt và trị mụn. Chị chia sẻ: “Có lẽ kỷ niệm nhớ nhất trong quá trình phẫu thuật thẩm mĩ của mình đó là sau khi phẫu thuật, khuôn mặt bị sưng, đau và không ăn uống được trong 3 ngày đầu. Sau đó, mình phải ăn cháo loãng cả tháng trời. Một tháng với bao khó khăn, vất vả trôi qua, mình cũng thấy khuôn mặt mình dần thay đổi”.
Bước sang tháng thứ 3, các đường nét trên khuôn mặt trở nên rõ ràng hơn. Khi chụp ảnh góc nghiêng, chị thấy phần cằm của mình không còn hiện tượng bị móm nữa.
Sau phẫu thuật thẩm mĩ, những người xung quanh đều ngạc nhiên và bất ngờ với diện mạo mới của chị Sang. Từ người nhà đến bạn bè, người thân đều khen chị xinh lên rất nhiều. Chị biết tuy mình không xinh xắn như các cô gái khác nhưng từ ngày thay đổi diện mạo, chị đã tự tin hơn trong việc giao tiếp với mọi người và tìm kiếm công việc hằng mơ ước.
Chị chia sẻ, cuộc sống chị có nhiều thay đổi sau hành trình ‘lột xác’. Chị không còn lủi thủi một mình trong bốn bức tường nữa. Công việc mơ ước cũng đạt được những thành công nhất định. Chị cho biết, bản thân mình sẽ không nghiện các phương pháp thẩm mĩ, làm đẹp vì chị chỉ ao ước có khuôn mặt bình thường như bao cô gái khác và điều đó đã trở thành hiện thực: “Mình không ao ước gì hơn”.
Diện mạo mới mang lại cho chị nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống. |
Hiện tại, chị khá hài lòng với khuôn mặt của mình. Tuy nhiên, chị cũng nhận được nhiều lời khuyên nên làm cho khuôn mặt bầu bĩnh hơn. Có lẽ trong tương lai, chị sẽ làm đầy thái dương hoặc tiêm filler má baby để khuôn mặt đỡ hốc hác và nhìn trẻ trung hơn, đồng thời dành thời gian chăm sóc da nhiều hơn.
Theo Khám phá, phẫu thuật trượt cằm tác động trực tiếp đến cấu trúc xương hàm cằm nên khó tránh khỏi những biến chứng sau khi phẫu thuật trượt cằm. Bên cạnh đó, nếu bạn chọn bác sĩ thực hiện không có trình độ chuyên môn, tay nghề không vững, không đủ kinh nghiệm thì tỉ lệ gặp biến chứng sẽ cao hơn.
Các biến chứng thường gặp là:
- Cằm bị sưng nề và đau: đây là biến chứng hầu như ai cũng sẽ bị, tình trạng này sẽ chấm dứt sau khoảng 5-7 ngày. Nhưng nếu sau thời gian này mà cằm chưa có dấu hiệu giảm sưng đau thì bạn cần đến gặp bác sĩ sớm.
- Cằm bị chảy máu: trong quá trình trượt cằm, phải rạch một đường nhỏ trong niêm mạc miệng hoặc dưới cằm, nếu đường rạch này thiếu chính xác có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng.
- Cằm bị biến dạng: biến chứng trượt cằm này chủ yếu là do bác sĩ thực hiện trượt cằm chưa có đủ kinh nghiệm để thực hiện, việc đo đạc không chính xác dẫn đến cằm sau khi trượt bị lệch, kích thước, tỉ lệ không đúng như mong đợi.
- Cằm bị mất cảm giác, cứng khi ăn nhai hay nói chuyện: do bác sĩ thực hiện thao tác chưa chính xác.
Theo Zing, phẫu thuật hàm móm là một ca làm đẹp tương đối phức tạp. Bác sĩ nha khoa và thẩm mỹ cần có sự phối hợp nhịp nhàng để điều chỉnh sai lệch, cần đánh giá chi tiết tình trạng của khớp cắn. Một vấn đề nữa là bảo toàn tủy răng. Trong quá trình phẫu thuật, bột xương và mảnh xương vỡ còn sót lại có thể gây viêm nhiễm tạo thành ổ tụ dịch nhiễm trùng. Bác sĩ cần xử lý những vụn xương dư thừa một cách cẩn thận với máy móc chuyên dụng nhằm tránh những biến chứng không đáng có.
|
Theo Vietnammoi.vn